Tìm hiểu phụ tùng chính hãng, phụ tùng OEM và phụ tùng độ bên thứ ba
Posted 9/13/2021 12:00:00 AM By Admin / Category: Blog Phụ tùng ô tô
Xuất xứ của các loại phụ tùng ô tô
Nội dung chính
Phụ tùng chính hãng, phụ tùng OEM và phụ tùng độ từ bên thứ 3 (aftermarket).
Một chiếc ô tô hiện đại được tạo nên bởi khoảng 40.000 chi tiết khác nhau. Do đó, hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn thường chỉ chịu trách nhiệm sản xuất vài bộ phận chính, còn lại đều đặt hàng sản xuất linh kiện từ các bên thứ hai.
Phụ tùng thay thế trên ô tô gồm 3 loại chính: phụ tùng chính hãng, phụ tùng OEM và phụ tùng độ từ bên thứ 3 (aftermarket).
Phụ tùng chính hãng (Genuine parts)
Phụ tùng chính hãng (phụ tùng gốc theo xe) là phụ tùng được gắn lên xe trong quá trình lắp ráp tại nhà máy. Nói một cách dễ hiểu, khi một chiếc xe lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất tại nhà máy thì tất cả những linh kiện, phụ tùng được gắn trên xe là phụ tùng chính hãng (phụ tùng gốc) của chiếc xe đó.
Phụ tùng gốc cũng được cung cấp đến các đại lý sửa chữa, bảo dưỡng chính hãng của một hãng xe với logo hãng in trên phụ tùng đi cùng bao bì và quy chuẩn đóng gói đặc trưng của chính hãng xe đó.
Bên cạnh đó, mỗi hãng xe cũng có sẵn một đội ngũ kiểm tra chất lượng các loại phụ tùng này trước khi phân phối đến đại lý để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc chính hãng của phụ tùng.
Do phải gánh thêm các chi phí về thương hiệu, nguồn gốc chính hãng rõ ràng cũng như yếu tố đảm bảo cao về chất lượng nên phụ tùng chính hãng thường có giá cao nhất trong các loại phụ tùng (không tính các loại phụ tùng độ chuyên biệt, hiệu suất cao cho nhu cầu cá nhân).
Phụ tùng chính hãng – như chính cái tên đã đề cập – là loại phụ tùng thường được sử dụng khi khách hàng mang xe đi bảo dưỡng tại các đại lý chính hãng của hãng xe. Chi phí phụ tùng cũng là một phần nguyên nhân khiến giá bảo dưỡng chính hãng luôn cao hơn so với khi thực hiện ở các garage ngoài.
Đổi lại, khách hàng được hưởng chính sách bảo hành chính hãng cho những phụ tùng đó cũng như có được sự yên tâm về nguồn gốc và chất lượng trong quá trình sử dụng.
Phụ tùng OEM (OEM parts)
Phụ tùng OEM (Original Equipment Manufacturer) là phụ tùng được sản xuất bởi chính những nhà sản xuất của phụ tùng chính hãng với thông số kỹ thuật và tính tương thích theo từng model xe hoàn toàn tương đương. Tuy nhiên, điểm hấp dẫn của loại phụ tùng này là mức giá rẻ hơn (khoảng 30%) so với phụ tùng chính hãng.
Lý do cho việc này đến từ bản chất “không chính hãng” của hàng OEM. Dù được chính những nhà sản xuất của phụ tùng chính hãng làm ra nhưng phụ tùng OEM không trải qua quá trình kiểm định khắt khe theo tiêu chuẩn của từng hãng xe mà chỉ được kiểm định theo tiêu chuẩn của bản thân nhà sản xuất OEM (thường thấp hơn so với tiêu chuẩn chính hãng).
Do đó, phụ tùng OEM sẽ không được đóng dấu part number (số định danh phụ tùng) như hàng chính hãng. Thông số part number chứa thông tin về thời gian sản xuất, dây chuyền sản phẩm,… từ đó thể hiện rõ nguồn gốc và tính đảm bảo về chất lượng của một sản phẩm phụ tùng chính hãng. Điều này cũng đồng nghĩa phụ tùng OEM không được đóng logo chính hãng, không được đóng gói theo quy chuẩn chính hãng với đầy đủ thông tin và logo hãng xe.
Do không có logo chính hãng (không có part number), không được đóng gói với logo và quy cách theo hãng, không có logo chính hãng, kiểm định chất lượng không quá khắt khe như hàng chính hãng, không có mã part number (thông tin ngày sản xuất, dây chuyền sản xuất,…) – part number thể hiện nguồn gốc rõ ràng và chất lượng của một sản phẩm phụ tùng.
Phụ tùng độ từ nhà sản xuất thứ 3 (Aftermarket parts)
Phụ tùng aftermarket thông thường cũng được sản xuất trên các loại máy gia công chính xác với vật liệu và thông số kỹ thuật giống như đồ chính hãng. Nhưng đôi khi hình thức của loại phụ tùng này không nhất thiết phải giống hệt đồ chính hãng vì các công ty sản xuất phụ tùng ngoài không theo thiết kế của nhà cung cấp. Giá cả nhờ đó cũng đa dạng và hấp dẫn hơn so với hai loại trên, đi cùng với đó là chất lượng “thượng vàng hạ cám”, đòi hỏi người mua phải tìm hiểu kỹ càng trước khi “xuống tiền”.
Một số công ty ngoài việc sản xuất phụ tùng thay thế còn có những thiết kế riêng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm chính hãng thường chỉ đáp ứng nhu cầu chung của đa số khách hàng ở mức độ tương đối cơ bản.
Do đó, những bộ phụ tùng độ aftermarket cao cấp vẫn có chỗ đứng riêng trên thị trường khi tập trung cho bộ phận thiểu số những khách hàng có nhu cầu đặc biệt như đi địa hình (off-road), chạy tốc độ cao liên tục trong trường đua,…
phụ tùng ô tô
Các bài viết khác
- Những lưu ý cần thiết khi mua linh kiện và phụ tùng cho xe - 12/09/2021
- Honda Civic đi 10 vạn 10.000 km bảo dưỡng gì - 12/09/2021
- Lựa chọn phụ tùng ô tô chính hãng hay không chính hãng - 05/08/2021
- Làm thế nào để thay thế bộ lọc không khí ô tô - 02/06/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Mazda - 01/03/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Hyundai - 01/03/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Kia - 01/03/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Ford - 01/03/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Nissan - 01/03/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Toyota - 01/03/2021