Ưu nhược điểm của hộp số sàn, số tự động
Posted 9/13/2021 12:00:00 AM By Admin / Category: Blog Phụ tùng ô tô
So sánh hộp số sàn và số tự động
Nội dung chính
Hộp số sàn/ số tay (Manual Tranmission)
Đây là loại hộp số có tuổi đời lớn nhất, đi cùng với đó là cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ và độ tin cậy cao. Loại hộp số này sử dụng ly hợp ma sát dạng đĩa để ngắt hoặc kết nối chuyển động từ động cơ xuống hộp số. Ly hợp này được điều khiển bời người lái thông qua bàn đạp ly hợp (chân côn). Bên trong hộp số là các trục sơ cấp (đầu vào từ động cơ), trục thứ cấp (đầu ra khỏi hộp số) và trục trung gian (đối với hộp số 3 trục). Trên các trục này là các bánh răng ăn khớp cố định với nhau tạo nên các tỷ số truyền ứng với từng cấp số của xe.
Khi muốn chuyển số, người lái đạp bàn đạp ly hợp để ngắt kết nối từ động cơ xuống hộp số, kết hợp với thao tác trên cần số theo sơ đồ có sẵn, qua đó đưa các bánh răng gài số (thông qua các liên kết cơ khí) đến được vị trí bánh răng ứng với số truyền tương ứng.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động của một hộp số sàn đơn giản, độc giả hãy theo dõi video dưới đây:https://www.youtube.com/watch?time_continue=314&v=wCu9W9xNwtI
Ưu và nhược điểm của hộp số sàn
Ưu điểm:
- Thường tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số tự động hay hộp số vô cấp CVT.
- Giá thành rẻ hơn so với các loại hộp số khác.
- Việc bảo trì, bảo dưỡng thường dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn.
- Giúp người lái kiểm soát xe tốt hơn trong nhiều tình huống.
- Việc phải sử dụng nhiều thao tác để điều khiển côn, số hợp lý giúp người lái tập trung hơn.
- Mang lại cảm giác điều khiển chân thật và thú vị hơn.
Nhược điểm:
- Việc điều khiển và xử lý tình huống với hộp số sàn là khó hơn so với xe số tự động. Bên cạnh đó, những “tay lái yếu” có thể cảm thấy căng thẳng khi vừa phải tập trung quan sát đường đi, vừa phải thực hiện khá nhiều thao tác của hộp số sàn.
- Gây bất tiện và khó chịu trong trường hợp kẹt xe, tắc đường vì người lái sẽ phải thường xuyên thực hiện các thao tác với hộp số, đặc biệt là “rà côn” để giữ cho xe không tắt máy khi đường đông.
- Việc phải liên tục làm việc với bàn đạp ly hợp (chân côn) có thể sẽ khiến chân người lái bị đau nhức, nhất là sau một hành trình dài. Với những người lớn tuổi hoặc có vấn đề về xương khớp ở chân thì vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Hộp số tự động (Automatic Tranmission)
Ưu và nhược điểm của hộp số tự động
Ưu điểm:
- Do bản chất tự động của mình, loại hộp số này mang đến trải nghiệm dễ dàng và thoải mái hơn cho người lái, đặc biệt là những “tay lái yếu”.- Hộp số tự động còn tỏ ra rất hữu dụng khi lái xe trong khu vực thành thị đông đúc. Không như ở hộp số sàn, người lái phải cực kỳ tập trung và mệt mỏi khi điều khiển để giữ xe không tắt máy ở tốc độ thấp, với hộp số tự động, người lái hoàn toàn thoải mái và tự tin trong việc điều khiển.Nhược điểm:
- Độ tiêu hao nhiên liệu lớn hơn so với hộp số sàn truyền thống do sự hao hụt công suất ở biến mô thủy lực.- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế khác cao do cấu tạo phức tạp của hệ thống.Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ chế tạo cũng như thuật toán điều khiển, độ tiêu hao nhiên liệu của các hộp số tự động đã được cải thiện đáng kể. Giải pháp về mặt cơ khí được các hãng xe lựa chọn đó là tăng thêm số lượng cấp số. Các hộp số tự động thế hệ mới có thể lên đến 9 cấp (các dòng xe Mercedes như GLC, E-class, S-class), 10 cấp (các dòng xe Ford như Ranger mới, Everest, Expedition).phụ tùng ô tô
Các bài viết khác
- Tìm hiểu phụ tùng chính hãng, phụ tùng OEM và phụ tùng độ bên thứ ba - 13/09/2021
- Những lưu ý cần thiết khi mua linh kiện và phụ tùng cho xe - 12/09/2021
- Honda Civic đi 10 vạn 10.000 km bảo dưỡng gì - 12/09/2021
- Lựa chọn phụ tùng ô tô chính hãng hay không chính hãng - 05/08/2021
- Làm thế nào để thay thế bộ lọc không khí ô tô - 02/06/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Mazda - 01/03/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Hyundai - 01/03/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Kia - 01/03/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Ford - 01/03/2021
- Tra mã phụ tùng ô tô Nissan - 01/03/2021